GĐPT Giác Nguyên
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


GĐPT Giác Nguyên số 1/10C Ấp Dân Thắng 2 Xã Tân Thới Nhì Huyện Hóc Môn TpHCM
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Bài 27 Ý NGHĨA BÀI SÁM HỐI

Go down 
Tác giảThông điệp
admin
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 110
Join date : 22/02/2010
Age : 31

Bài 27 Ý NGHĨA BÀI SÁM HỐI Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài 27 Ý NGHĨA BÀI SÁM HỐI   Bài 27 Ý NGHĨA BÀI SÁM HỐI EmptyTue Feb 23, 2010 9:53 pm

Ý NGHĨA BÀI SÁM HỐI

Đệ tử kính lạy

Đức Phật Thích-Ca

Phật A-Di-Đà

Mười phương chư Phật

Vô lượng Phật Pháp

Cùng Thánh Hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp

Nghiệp chướng nặng nề

Tham giận kiêu căng

Si mê lầm lạc.

Ngày nay nhờ Phật

Biết sự lỗi lầm

Thành tâm sám hối.

Thề tránh điều dữ

Nguyện làm việc lành.

Ngữa trông ơn Phật

Từ bi gia hộ

Thân không tật bệnh

Tâm không phiền não

Hằng ngày an vui tu tập

Phép Phật nhiệm mầu

Để mau ra khỏi luân hồi,

Minh tâm kiến tánh

Trí tuệ sáng suốt

Thần thông tự tại

Đặng cứu độ các bậc Tôn Trưởng

Cha mẹ anh em

Thân bằng quyến thuộc

Cùng tất cả chúng sanh

Đồng thành Phật Đạo.

I. Định Nghĩa:

Sám là thú nhận lỗi lầm, Hối là hứa từ nay không tái phạm. Sám Hối là thú nhận lỗi lầm, và hứa không tái phạm. Cũng có thể hiểu là: Vô cùng hối hận và ăn năn những điều sai trái đã gây ra. Xin tự mình nghiêm khắc kiểm điểm, tự phê phán, tự hứa không còn tái phạm.

II. Giải thích từ ngữ:

1. Đệ tử: Là học trò, là con. Đệ tử là danh từ mà Phật Tử xưng hô với Chư Phật.

2. Kính lạy: Kính là tôn trọng, cung kính. Lạy là một hành động mà trán, hai tay và hai chân sát mặt đất. Kính lạy là cử chỉ tôn kính Tam Bảo.

3. Đức Phật Thích Ca: Đức Phật hiệu Thích Ca, vị đã sáng lập ra Đạo Phật, Giáo Chủ cõi Ta-Bà.

4. Phật A Di Đà: Vị Phật làm Giáo Chủ cõi Tịnh Độ.

5. Thập phương chư Phật: Mười phương các Đức Phật. (Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, trên, dưới).

6. Thánh Hiền Tăng: Các vị Bồ Tát, A La Hán, các vị Tăng Già tu hành chân chính.

7. Nghiệp chướng: Ý nghĩ, lời nói, hành động xấu ác.

8. Minh tâm kiến tánh: Sáng rõ chân tâm, thấy rõ thể tánh. Nghĩa là đã Giác ngộ.

9. Thần thông: Phép bí mật, chỉ các bậc Giác ngộ mới hiểu và làm được.

10. Tự tại: Không bị ràng buộc, chi phối bởi các hoàn cảnh chướng ngại chung quanh.

III. Phân đoạn:

Bài Sám Hối có thể chia làm ba đoạn:

Đoạn 1: Từ "Đệ tử kính lạy ..." đến "Thánh Hiền Tăng": Đệ tử xin kính lạy trước Tam Bảo.

Đoạn 2: Từ "Đệ tử lâu đời ..." đến "Thần thông tự tại": Xin thú nhận lỗi lầm đã tạo nhiều kiếp trước, nguyện làm việc lành và cầu xin Chư Phật gia hộ; nguyện tinh tấn tu hành, mau thành đạo quả.

Đoạn 3: Từ "Đặng cứu độ..." đến "Đồng thành Phật Đạo": Nguyện hồi hướng công đức cho các bậc tiền nhân, cha mẹ, anh, chị, em, bạn hữu và tất cả mọi người, mọi loài đều thành Phật.

IV. Đại ý của Bài Sám Hối:

Bài Sám Hối có các ý chính như sau:

1. Xin kính lạy Tam Bảo và thú nhận lỗi lầm đã làm từ nhiều kiếp trước đến nay.

2. Xin theo lời Phật dạy để tu tập, bỏ ác làm lành, cầu Phật gia hộ.

3. Xin hồi hướng cho các bậc tiền nhân, cha mẹ, anh, chị, em, bạn bè và tất cả chúng sanh đều thành Phật Đạo.

Sám Hối là bài kinh có ý nghĩa dễ hiểu. Gia Đình Phật tử lấy bài kinh nầy làm bài kinh tụng chính trong nghi thức tụng niệm của mình. Đọc tụng bài kinh nầy thì phải cố gắng thực hiện ý kinh, làm lành lánh dữ. Như vậy sự đọc tụng mới có ý nghĩa.

Câu hỏi:

1. Bài Sám Hối được đọc tụng vào những lúc nào?

2. Sám Hối là gì?

3. Chúng ta sám hối với ai?

4. Tại sao chúng ta xưng với Đức Phật là đệ tử?

5. Đại ý bài Sám Hối nói gì?

6. Sám hối phải có thái độ thế nào?

7. Em sẽ làm gì để chứng tỏ em thực hành khi đã đọc tụng bài Sám Hối?
Về Đầu Trang Go down
https://giacnguyen.forumvi.com
 
Bài 27 Ý NGHĨA BÀI SÁM HỐI
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bài 4 Ý NGHĨA MÀU LAM
» Bài 25 Ý NGHĨA MÀU LAM
» Bài 24 Ý NGHĨA ĂN CHAY
» Bài 5 Ý Nghĩa Hồi Hướng
» Bài 8 CON VOI HIẾU NGHĨA

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
GĐPT Giác Nguyên :: Phật Pháp :: Ngành Thiếu-
Chuyển đến