GĐPT Giác Nguyên
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


GĐPT Giác Nguyên số 1/10C Ấp Dân Thắng 2 Xã Tân Thới Nhì Huyện Hóc Môn TpHCM
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Bài 22 CHÁNH NIỆM VÀ TỈNH THỨC

Go down 
Tác giảThông điệp
admin
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 110
Join date : 22/02/2010
Age : 31

Bài 22 CHÁNH NIỆM VÀ TỈNH THỨC Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài 22 CHÁNH NIỆM VÀ TỈNH THỨC   Bài 22 CHÁNH NIỆM VÀ TỈNH THỨC EmptyTue Feb 23, 2010 9:49 pm

CHÁNH NIỆM VÀ TỈNH THỨC

I. Em nghe:

Chánh là ngay thẳng, chân chính, niệm là đang nhớ, đang nghĩ tới. Chánh niệm là nhớ nghĩ chân chánh, là đặt những điều ngay thẳng, tốt đẹp vào trong tâm nhớ nghĩ của mình.

Tỉnh thức là biết mình đang ở trong chánh niệm hay giật mình dừng lại khi nhận ra ta đã thất niệm.

Chúng ta thường thất niệm trong khi ăn. Hương vị đến và đi thật nhanh. Vì tham muốn thưởng thức liên tục nên trong khi miệng còn đang ngậm thức ăn mà tay đã gắp miếng khác. Chúng ta chẳng biết đến tiến trình của sự ăn. Hãy nuốt hết thức ăn trong miệng trước khi gắp miếng khác. Làm như thế chúng ta sẽ trở nên nhạy bén với cơ thể mình và biết được số lượng thực phẩm cần dùng cho cơ thể. Chúng ta sẽ không bị ăn quá độ nếu biết ăn trong chánh niệm. Chánh niệm ngay cả lúc ăn uống giúp chúng ta duy trì chánh niệm liên tục suốt ngày, không chừa một khoảng hở nào khiến phiền não có thể xen vào.

II. Em suy nghiệm:

Chánh niệm và tỉnh thức rất cần thiết cho chúng ta. Thế nào là đang sống trong chánh niệm (nói cách khác là sống tỉnh thức)?

Sống trong chánh niệm tỉnh thức là sống với giây phút hiện tại - bây giờ và ở đây. Ta ý thức được rõ ràng là ta đang làm gì, nghĩ gì, nói gì. Không mơ mộng về quá khứ đã qua để tiếc nuối hay về một tương lai chưa đến để bám víu, chấp chặt vào.

Hãy lấy một ví dụ: khi nghe một câu chuyện, một bài hát hay khi xem một bộ phim, nhìn một hìnhảnh, ta nghĩ đến một tình cảm tốt đẹp, một điều thiện, lành, chính đáng. Khi nghe một tiếng chuông, ta dừng lại mọi ý nghĩ để niệm Phật. Lúc ấy là ta đang sống trong chánh niệm. Trái lại, khi đọc một quyển sách, xem phim mà ta nghĩ đến danh lợi, tài sắc, chán đời, phiền não, hay đâm ra muốn trốn tránh cuộc đời, mơ mộng vẩn vơ, không biết ta đang nghĩ gì, làm gì, thì đó là ta đang sống trong thất niệm, tà niệm. Như vậy có thể nói chánh niệm là ngọn đèn thắp sáng tâm ý chúng ta. Như một bài kệ có nói: "Chánh niệm là ánh sáng, Thất niệm là bóng tối". Thất niệm kéo ta về với quá khứ để nuối tiếc hay đẩy ta tới tương lai, đưa ta vào những lo âu, tính toán, mưu đồ, giận hờn, ganh tị, bực dọc, phiền não. Và lúc đó ta không có tự do thảnh thơi để tiếp xúc với thực tại nhiệm mầu của cuộc sống đang xảy ra quanh ta.

Trong tâm chúng ta đã sẵn có những hạt giống của chánh niệm. Tu tập chính là tưới tẩm những hạt giống chánh niệm đó. Không tu tập thì những hạt giống này bị vùi lấp trong những lớp thất niệm, khổ đau, phiền não. Chánh niệm là năng lực đem ta trở về với sự an trú trong hiện tại, và sống trọn vẹn trong hiện tại là sống tỉnh thức.

III. Em Tu Tập:

Mỗi buổi sáng thức dậy em tập thở và mỉm cười để đón một ngày mới, em đọc bài kệ:

Thức dậy miệng mỉm cười,

Hăm bốn giờ tinh khôi

Xin nguyện sống trọn vẹn

Mắt thương nhìn cuộc đời

Rồi em đi đánh răng và súc miệng trong ý thức giữ gìn chánh ngữ, em nhẩm trong lòng bài kệ đánh răng và súc miệng:

Đánh răng và súc miệng,

Cho sạch nghiệp nói năng

Miệng thơm lời chánh ngữ

Hoa nở tự vườn tâm.

Và mỗi khi múc nước để rửa tay, em xin nguyện cho mọi người có đôi bàn tay sạch để phụng sự chúng sanh mọi loài:

Múc nước để rửa tay,

Xin nguyện cho mọi người

Có đôi bàn tay sạch

Gìn giữ trái đất này

Mục đích những bài kệ là để làm những động tác chậm lại để ta có cơ hội quan sát thấu đáo những gì đang xảy ra.

* Ngày Chủ Nhật đi sinh hoạt, khi nghe anh/chị Huynh Trưởng Trực hô "Phật Tử !", em trả lời "Tinh tấn!" Với câu khẩu hiệu này ta cũng có thể thực tập Chánh niệm. Mặc dù chỉ có 2 chữ nhưng cũng có đầy đủ ý nghĩa là: "Thưa Anh/ Chị, em đang có mặt ở đây, em biết mình là Phật Tử, em thực hành hạnh Tinh tấn của đức Bổn Sư, em luôn cố gắng hết sức mình làm điều thiện, tránh điều ác, và giữ tâm ý trong sạch. Em xin hứa với các Anh/Chị em sẽ chuyên cần đi sinh họat GĐPT, chuyên cần tu học để được an lạc và đem an lạc đến cho mọi người chung quanh."

* Trước khi đi ngủ ta cũng thở và kiểm điểm lại xem ngày hôm nay ta đã thực tập Chánh niệm Tỉnh thức có tốt không. Ta có để cho hờn giận, buồn phiền, ganh ghét xâm chiếm ta không? Có bao nhiêu lần như vậy trong ngày hôm nay? Cuối cùng ta sám hối những sai lầm trong ngày, tự hứa là ngày mai sẽ tốt hơn hôm nay.

Tóm lại, điều quan trọng là đào luyện cho tâm mình có sự tỉnh thức đều đặn trong mọi lúc từ khi thức dậy cho đến khi đi ngủ. Nếu nghĩ rằng chỉ có lúc ngồi và đi mới hành thiền, lúc nghỉ không quan trọng thì ta đã làm cho việc hành thiền gián đoạn và mất trớn. Phải chánh niệm trong mọi động tác của thân và tâm. Đây là một sự tu tập đòi hỏi sự nổ lực tinh tấn nhưng phải làm với sự cân bằng thanh thản, an lạc và thảnh thơi.

Câu hỏi:

1. Chánh niệm là gì?

2. Sống trong chánh niệm có lợi gì?

3. Thế nào là tưới tẩm những hạt giống chánh niệm?

4. Em đã thực tập Sống Trong Chánh Niệm như thế nào?
Về Đầu Trang Go down
https://giacnguyen.forumvi.com
 
Bài 22 CHÁNH NIỆM VÀ TỈNH THỨC
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bài 26 Ý NGHĨA NIỆM PHẬT
» Bài 2 Niệm Phật
» Bài 11 NGHI THỨC THÔNG THƯỜNG
» Khái Niệm Về Mật Thư
» Tỏ tinh` đâu phai de!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
GĐPT Giác Nguyên :: Phật Pháp :: Ngành Thiếu-
Chuyển đến